HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA – VIỆT SỬ KIÊU HÙNG

Chương trình được nghiên cứu phù hợp với lứa tuổi giúp bổ trợ kiến thức lịch sử, rèn luyện các kỹ năng mềm cho học sinh, đồng thời tạo nên sân chơi lành mạnh để trẻ phát triển toàn diện.

PHẦN 1: RÈN BINH LUYỆN TƯỚNG

  • Dâng hương tưởng nhớ
  • Phất cờ khởi nghĩa

Chương trình bắt đầu bằng phần khai quân gồm 2 hoạt động chính: Dâng hương tưởng nhớ và Phất cờ khởi nghĩa

PHẦN 1: RÈN BINH LUYỆN TƯỚNG

PHẦN 2: CÁC TRẠM TRẢI NGHIỆM

Ngoài khu vực sân khấu chính có các sân chơi phụ, mỗi sân mô tả một diễn biến lịch sử với dụng cụ trò chơi tương ứng. Các lớp đi theo chỉ dẫn, hành quân tới từng trạm.

PHẦN 2: CÁC TRẠM TRẢI NGHIỆM

  • TRẠM 1: Định đô Thăng Long

Diễn biến dời đô thời nhà Lý

Theo diễn biến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Học sinh tham gia di dân chuyển đồ bằng cách gánh đồ qua cầu khỉ, cưỡi thú đến thành mới.

PHẦN 2: CÁC TRẠM TRẢI NGHIỆM

  • TRẠM 2: Xây dựng chùa chiền

Đạo Phật thời Lý rất phát triển

Đạo Phật thời Lý rất phát triển, chùa chiền thành quách san sát khắp nơi. Học sinh phối hợp kéo những khối gạch đá dựng lên các công trình kiên cố.

PHẦN 2: CÁC TRẠM TRẢI NGHIỆM

  • TRẠM 3: Đại chiến sông Như Nguyệt

Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên Sông Núi Nước Nam

Trong thời đại này, không thể không nhắc đến cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 của Lý Thường Kiệt. Hoạt động viết thư pháp bài thơ thần Sông núi nước Nam là một lần gợi nhắc về chiến công này.

PHẦN 2: CÁC TRẠM TRẢI NGHIỆM

  • TRẠM 4: Trừ họa Chiêm Thành

Tướng Lý Thường Kiệt lãnh đạo chiến thắng giặc Chiêm Thành

Học sinh phối hợp vượt chướng ngại vật thu thập và xếp các mảnh ghép thành hình tượng Lý Thường Kiệt-vị tướng lãnh đạo chiến thắng Chiêm Thành.

PHẦN 1: RÈN BINH LUYỆN TƯỚNG

PHẦN 2: CÁC TRẠM TRẢI NGHIỆM

PHẦN 3: TỔNG KẾT

Bài thu hoạch kiến thức bằng phương pháp hỏi đáp tương tác trực tiếp giúp học sinh tổng hợp các diễn biến lịch sử của bài học.

ĐIỂM KHÁC BIỆT:

Về nội dung

Chương trình bám sát nội dung bài học sách giáo khoa lịch sử và địa lý lớp 4, 5 (NXB Giáo dục Việt Nam) hỗ trợ giáo dục lịch sử trên lớp

Về hình thức

Học mà chơi, chơi mà học. Giáo dục thông qua các trò chơi với đạo cụ vui nhộn, dễ ghi nhớ bài học.

Về tổ chức

Đón-trả học sinh tại lớp