Hà Nội - Bắc Ninh
Đến bất cứ đâu trên mảnh đất Bắc Ninh - miền quê "địa linh nhân kiệt", nơi từ nghìn xưa cho đến hôm nay luôn là phên dậu phía Bắc của kinh thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, cũng đầy ắp những kỉ niệm lịch sử được kết tinh trong những di sản văn hóa tiêu biểu ở khắp các làng quê của vùng đất này.
Chùa Dâu
Chùa Dâu tọa lạc ngay trung tâm của khu di tích lịch sử quê hương kinh bắc. Chùa Dâu là trung tâm phật giáo đầu tiên được truyền vào Việt Nam với hệ thống thờ tứ pháp. Hội chùa Dâu mở vào ngày mồng 8 tháng 4, ngày sinh của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Đây là lễ hội được coi là cổ nhất đến nay:
"Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu".
Chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích, thuộc xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi cổ tự trước đây được gọi là Vạn Phúc Tự với bề dày lịch sử cùng với chiều sâu tâm linh là ngọn nguồn của Phật giáo Việt Nam. Ngôi chùa nổi tiếng là trung tâm Phật giáo thời Lý.
Địa điểm chùa ở ngọn núi cao,với kiến trúc độc đáo của các tầng lớp văn hóa được khắc trên thềm điện ngôi chùa, hệ thống tượng thủ và đặc biệt là tượng phật A Di Đà bằng đá xanh nguyên khối. Lễ hội chùa Phật Tích diễn ra vào mồng 3 tháng giêng âm lịch.
Chùa Bút Tháp
Chùa Bút Tháp, thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa được xây dựng vào thời Hậu Lê, thế kỉ XVII. Ngôi chùa có nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ độc đáo tài tình , có nhiều tượng phật và cổ vật quý.
Chùa Tiêu Sơn
Chùa Tiêu Sơn, thường được gọi là chùa Tiêu, nổi tiếng là danh lam cổ tự và là ngôi chùa duy nhất không có hòm công đức ở Việt Nam hiện nay. Lễ hội chùa Tiêu hàng năm được tổ chức vào ngày giỗ Thiền sư Vạn Hạnh, mùng bảy tháng Giêng hàng năm.
Đền Đô
Đền Đô được Thiền sư Lý Vạn Hạnh cho là nơi hội tụ của thiên khí, nơi có thế 8 đầu rồng chầu về, và là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý. Lễ hội đền Đô diễn ra trong 3 ngày (từ 14-16 tháng 3 âm lịch) nhưng chính hội là ngày 16/3- ngày vua Lý Thái Tổ lên ngôi.